TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ ba - 16/11/2021 14:21
  •  

Tại sao ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam?

Đã từ rất lâu rồi, tính đến nay cũng 39 năm ngày 20/11 được coi là ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Nhưng chắc hẳn vẫn còn có nhiều người chưa rõ tại sao lại lấy ngày 20/11 mà không phải là ngày nào khác.
Một số hình ảnh của Thầy Cô Khoa CNTT chụp ảnh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Một số hình ảnh của Thầy Cô Khoa CNTT chụp ảnh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
           Tháng 7 năm 1946, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (FISE)  - một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris. Đến năm 1946, bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương đã được đưa ra tại thủ đô của Ba Lan với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
           Mùa xuân năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã được kết nạp vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo). Từ ngày  26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, hội nghị FISE có 57 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Và ngày 20/11/1958 là ngày đầu tiên “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc, từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, người dân Việt Nam, đặc biệt là các giáo giới, học sinh, sinh viên cả miền Bắc, Trung, Nam đều thể hiện tình yêu nước, kiên quyết học tập, rèn luyện và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11,cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiến nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.
           Sau này, khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Trích quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam
Trích quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam
           Hàng năm, nhằm phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, ý chí vượt khó, nỗ lực hết mình trong mọi mặt của cán bộ, giảng viên, Khoa Công nghệ thông tin nói riêng và trường Đại học Sao Đỏ nói chung đã tổ chức rất nhiều các phong trào, hoạt động. Ngày kỷ niệm cũng là ngày Thầy Hiệu trưởng thay mặt Ban Giám Hiệu ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các cán bộ viên chức đã góp công sức, trí tuệ và niềm tin yêu nghề của mình vì sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường; vinh danh các thầy cô bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
 
Thầy Cô Khoa CNTT chụp ảnh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Một số hình ảnh của Thầy Cô Khoa CNTT chụp ảnh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
           Năm nay trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường Đại học Sao Đỏ vẫn có chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam: Phong trào “Học tập tốt – rèn luyện tốt”, giải bóng đá, bóng chuyền hơi nam nữ sinh viên, hoạt động thiết kế không gian sáng tạo, cuộc thi nhảy với chủ đề “Sắc màu tuổi trẻ”,… Các phong trào, hoạt động nhằm thể hiện khả năng sáng tạo, niềm yêu nghề và cũng là sân chơi trí tuệ, thể lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Sao Đỏ.

Tác giả bài viết: ĐTN KHOA CNTT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây