TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chủ nhật - 04/04/2021 12:28
  •  

Ngành Công nghệ thông tin –Trường tồn và phát triển

Tại điều 4 luật công nghệ thông tin 2006, “Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số”.
Untitled
Untitled
Thiên tai và dịch bệnh là điều không ai mong muốn trong cuộc sống ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Thời gian qua, đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia. Nó khiến chúng ta phải thay đổi cuộc sống hằng ngày của mình. Các biện pháp giãn cách xã hội làm gián đoạn và mất kết nối các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, các hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, c ác cơ hội kinh doanh bị mất, thu nhập của người lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động xấu đến tăng trưởng,… Tuy nhiên, có một ngành không những không bị chậm lại do đại dịch mà còn chuyển sang cấp độ cao hơn, đó là ngành công nghệ thông tin. Nó đưa cuộc sống của chúng ta quay lại trạng thái bình thường mới theo chiều hướng tích cực.
Chuyển đổi số, Big Data và AR/VR là công nghệ tiềm năng của hợp tác CNTT Việt-Nhật

Với đặc thù ngành nghề, CNTT là ngành mà con người có thể làm việc tại chỗ chỉ với chiếc máy tính. Trong khi nhiều cỗ máy sản xuất khác phải nằm chờ, nhiều doanh nghiệp chỉ còn bộ khung quản trị thì CNTT giúp chúng ta hoàn toàn có thể phản ứng và thích nghi trước các thách thức của dịch bệnh bằng cách kích hoạt học tập và làm việc từ xa. Chúng ta có thể học tập, tích lũy được các kiến thức trên Internet, tạo ra các sản phẩm phần mềm ngay trên công cụ là máy tính của mình. Và khi nhiều dịch vụ được dịch chuyển trên nền tảng trực tuyến, những chính sách khuyến khích phù hợp cho các nhà mạng được quan tâm hơn. Điều này dẫn đến sự bảo trì và quản trị hệ thống mạng càng được yêu cầu, huy động và nó dẫn đến sự thiếu hụt các kỹ sư quản trị mạng. Như vậy, thay vì chi ngân sách cho các thiết bị do công ty sở hữu, ngành CNTT chỉ cần chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng quản lý để thực thi chính sách công nghệ của công ty trên các thiết bị của nhân viên. 
Không chỉ là quy định về sức khỏe và an toàn, nhằm giảm bớt công sức con người, tương tác kiểu “không chạm” và tự động hóa được ưu tiên trong thời đại hiện nay. Công nghệ sinh trắc học (nhận dạng khuôn mặt, quét vân tay không tiếp xúc, ….) sẽ thay thế các thiết bị vật lý, thúc đẩy ngành trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực CNTT phát triển.
Có thể nói rằng, trong khi chúng ta phải gánh chịu những thiệt hại từ Covid-19 thì nó cũng chính là cú huých để CNTT phát triển. Đây chỉ là trong  “nguy” có “cơ” ở thời điểm hiện tại, còn nhiều vai trò to lớn của ngành CNTT trong tương lai là điều không ai có thể phủ nhận. 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Hường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây