TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ bảy - 22/08/2020 17:23
  •  

Chọn ngành nghề để học tập - Sự lựa chọn cho tương lai

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT, nhưng việc chọn lựa theo sở thích, đam mê cá nhân sẽ là yếu tố chính để các bạn quyết tâm hết mình theo đuổi nghề nghiệp tương lai của mình. Mỗi học sinh sẽ có những tính cách khác nhau, sở thích khác nhau, vì vậy, mỗi bạn sẽ phù hợp với những nghề nghiệp khác nhau

         

c1

            Hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh để cho con em mình được tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai, vì không muốn ép buộc con cái vào những công việc mà con không thích. Tôi nhớ trước đây khi chuẩn bị đăng ký thi tuyển sinh đại học bố mẹ tôi khuyên tôi “Con chọn ngành nghề nào thì tùy theo sở thích của con, sướng khổ thế nào sau này con tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của con”.  Bởi vậy sẽ có hiện tượng nhiều bạn học sinh không định hướng được ngành nghề mình lựa chọn mà chọn đại khái như:

       - Chọn ngành nghề theo đám bạn rủ rê.
     - Đăng ký những ngành theo xu hướng trên mạng xã thấy ngành gì kiếm được nhiều tiền, xu thế chọn ngành nghề trên mạng mà không biết có hợp với mình hay không?
      - Chọn ngành nghề theo mong muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
      - Không tìm hiểu thông tin tuyển sinh, không quan tâm đến ngành nghề, đến giai đoạn nước rút thì chọn bừa một ngành có mức điểm vừa phải.

             Theo tôi, trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề,  hãy dành thời gian xác định bản thân có sở thích là gì, tích cánh bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại, điều kiện hoàn cảnh gia đình như nào. Phụ huynh – học sinh cũng nên liệt kê danh sách những ngành nghề, trường học đào tạo ngành đó rồi lựa chọn. Cần dựa theo học lực của bản thân như nào để chọn ngành cho phù hợp, kinh tế có phù hợp không. Ngoài ra, các bạn học sinh nên tìm hiểu thêm việc làm, ngành học mà trường đó tuyển sinh những khối nào, chọn khối A, khối B thì trường nào cho phù hợp với tính cách bản thân, hoàn cảnh kinh tế… Muốn theo ngành nghề nào thì dành thời gian nhiều để tìm hiểu về ngành đó, xem thực tế ngành đó cần phải làm gì, bảng mô tả công việc, nhiệm vụ…Khi có một cái nhìn tổng quan về ngành nghề, trong quá trình theo học cũng không bỡ ngỡ, hay nản lòng khi gặp những khó khăn khi làm sau này.

baner

           Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Nếu bạn có sự đam mê, có sự khám phá tìm hiểu thì công nghệ kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin… là ngành không thể thiếu được trong cuộc cách mạng khoa học 4.0. 

           Bạn học ở đâu, học trường nào, ngành nào do bạn quyết định nhưng bản thân các bạn phải biết làm chủ chính mình. Bởi khi học đại học các bạn xa gia đình, xa bố mẹ, xa người thân. Sự thay đổi môi trường sống, sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội sẽ tác động rất nhiều đến cách học tập và quyết định đến tương lai của các bạn.

Tác giả bài viết: Gv. Trương Văn Chúc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây