TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ ba - 09/02/2021 03:41
  •  

Vai trò của sinh viên với bảo vệ môi trường

Môi trường – cái nôi của sự sống, là những yếu tố cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển của con người. Thế nhưng, con người đang từng ngày tàn phá cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mính và của các thế hệ mai sau. Vậy với vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước các bạn sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ đã, đang và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chính mình?
Môi trường – cái nôi nuôi dưỡng sự sống, nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng… Hiện nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ thì vấn nạn môi trường cũng đang ảnh hưởng to lớn tới con người bởi những hệ lụy mà nó mang đến. Dưới cơ chế thị trường cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất của con người càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, cũng bởi những tác động của con người đã khiến núi rừng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi ngày càng ô nhiễm, những đô thị khói bụi mịt mờ, nước thải đen ngòm, rác có ở khắp nơi. Hệ quả là con người đã và đang phải đối mặt với ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính khi nhiệt độ toàn cầu, lượng mây bao phủ quanh trái đất tăng lên, băng tan và sự dâng cao mực nước biển, khí hậu biến đổi, xuất hiện nhiều bệnh tật mới, dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người suy giảm…
Trên thế giới, mỗi năm, có khoảng 7 triệu người chết đi do hậu quả của ô nhiễm không khí chủ yếu là do đột quỵ, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. WHO cho biết, hơn 80% người dân sống ở khu vực thành thị chịu ô nhiễm không khí với mức chất lượng bụi trong không khí vượt quá giới hạn cho phép của WHO. Còn các nước thu nhập thấp và trung bình phải chịu mức ô nhiễm cao nhất, cả trong nhà và ngoài trời. Bên cạnh ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước nói chung và môi trường biển nói riêng vẫn luôn nằm ở mức đáng báo động. Thông tin từ Liên Hợp Quốc, có đến hơn 80% lượng nước thải trên thế giới chảy ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý, ở một số nước kém phát triển con số này lên đến mức 95%.
Tại Việt Nam, số liệu của WHO cho thấy 6/10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam có liên quan đến ô nhiễm không khí. Những người sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai dễ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra hơn nhiều so với những người sống ở các địa phương khác. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 90% nước thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Hiện có khoảng 20% hộ gia đình trên toàn quốc phải sử dụng nước bị ô nhiễm từ hồ, ao và kênh. Bên cạnh đó, lượng rác thải và bao bì nhựa được đưa đến bãi rác mỗi tuần luôn ở mức đáng báo động. Chỉ riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 80 tỷ tấn nhựa thải ra mỗi ngày. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều nơi đã vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt có ngày chỉ số AQI có nơi vượt ngưỡng 300, mức nguy hại cho sức khỏe. Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí như: PAM Air, Air Visual, ô nhiễm không dừng ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà lan ra các tỉnh thành xung quanh và toàn miền Bắc, hầu hết ở ngưỡng đỏ, xấp xỉ ngưỡng tím, một số nơi đến ngưỡng nâu – ngưỡng cao nhất trong thang bậc cảnh báo, nguy hại tới sức khỏe người dân.
Một số hình ảnh của SV Khoa ĐT-TH Trường ĐHSĐ trong hoạt động bảo vệ môi trường
Trước một thực tại ô nhiễm môi trường đáng báo động như trên trách nhiệm của mỗi công dân là như nhau. Vậy sinh viên chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Bảo vệ cuộc sống của chính mình? Trước hết, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức nghiêm túc trọng việc bảo vệ môi tường. Thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào tình nghiện bảo vệ môi trường tại địa phương, trường học, ký túc xá… Tuyên truyền vận động người thân, gia đình, xã hội cùng thực hiện bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Lên án, tố cáo và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó là những hoạt động thiết thực như: dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên trường, không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện nước, hạn chế sử dụng túi nilon hoặc thay thế túi nilon bằng loại túi có thể tái sử dụng… Những việc làm trên tuy nhỏ bé nhưng đã, đang và sẽ góp phần làm cho môi trường ngày một trong sạch, bảo vệ cuộc sống của những người xung quanh và cuộc sống của chính chúng ta. Đồng thời sẽ mang tính lan tỏa cực lớn và gây ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi người xung quanh.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Tâm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây