TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ ba - 06/12/2016 07:23
  •  

Phát huy dân chủ trong mọi hoạt động nhằm khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển Nhà Trường

gjhk
THAM LUẬN
Phát huy dân chủ trong mọi hoạt động nhằm khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển Nhà Trường
                                                         Giảng viên: Phạm Thu Hiếu
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
Dân chủ nhằm phát huy sức mạnh và tinh thần làm chủ tập thể của mọi tổ chức, cá nhân; xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất - năng lực, làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra. Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trương chính là việc thực hiện tốt và hiệu quả nhất những điều trong Luật giáo dục theo phương châm “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng kỷ cương, nề nếp, trật tự trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
Mục tiêu lớn, cơ bản của trường Đại Học Sao Đỏ đề ra là đẩy mạnh chất lượng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với đó là mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên và công nhân viên. Đảm bảo đoàn kết nội bộ, tạo sự tin tưởng đồng thuận mang tính tích cực, vì lợi ích chung xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh - góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Với quyết tâm đó, nhiều năm qua, nhà trường đã làm tốt vai trò lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, vai trò quản lý của ban giám hiệu cùng sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng và vai trò làm chủ của mỗi cán bộ - giảng viên; đó cũng chính là việc xây dựng, triển khai quy chế dân chủ một cách sâu rộng, thực chất trong nhà trường. Nhà trường đã xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ đảm bảo các nguyên tắc:
  • Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường
  • Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với hiến pháp và pháp luật
  • Không được có hành vi lợi dụng dân chủ hoặc xâm phạm quyền dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường
Trong năm học vừa qua nhà trường đã triển khai và thực hiện quy chế dân chủ thông qua việc triển khai và thực hiện các quy định , quy chế như sau:
- Quy chế quản lý một số hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ
- Quy chế chi tiêu nội bộ
- Quy chế tổ chức thi sinh viên giỏi các cấp
- Quy định xếp loại GV và xét danh hiệu GVDG cấp cơ sở, quy định tổ chức hoạt động thanh tra đào tạo, quy định công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

Trong quá trình tổ chức nhà trường đã thực hiện:Nhà trường thành lập ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dẫn chủ trong nhà trường, những kiến nghị hoặc thắc mắc để đề nghị hiệu trưởng giải quyết
Vào đầu mỗi năm học, cấp ủy chi bộ và BGH họp bàn xây dựng kế hoạch năm học, rà soát để quyết định các quy định, quy chế nào cần thiết điều chỉnh, sửa đổi một cách cụ thể, chi tiết rồi lặp lại quy trình như xây dựng quy chế lấy ý kiến rộng rãi của tập thể – sau khi thông qua hội nghị CBGV đầu năm học mới chính thức đưa vào áp dụng.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ luôn giữ vững nguyên tắc Hiệu trưởng quyết định và chịu trách nhiệm – BGH cùng tham gia quản lý, phát huy vai trò làm chủ của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, chi đoàn dưới sự giám sát của ban thanh tra nhân dân. Ban giám hiệu còn là luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, các tổ chức đoàn thể để kịp thời đưa ra ý kiến giải đáp hoặc có điều chỉnh tương thích, phù hợp.
Cùng với việc triển khai, tổ chức và thực hiện các quy định quy chế, nhà trường còn thông báo tới CBGV và sinh viên các việc như sau:
- CBGV đã được biết:
+  Những chủ trương chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với CBGV
+ Các khoản đóng góp của sinh viên, kinh phí hoạt động của nhà trường
+ Việc nâng lương, thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật
- Sinh viên đã được biết
+ Chủ trương, chế độ chính sách của nhà nước, của ngành giáo dục và những quy định của nhà trường đối với sinh viên
+ Kế hoạch tuyển sinh và các khoản đóng góp theo quy định
+ Được tham gia đối thoại với lãnh đạo nhà trường, giao ban an ninh
 
Về phía khoa Điện Tử - Tin Học- Trong sinh hoạt khoa hàng tháng, hàng quý đều có lãnh đạo cấp trên dự và chỉ đạo để đánh giá tình hình hoạt động của khoa và định hướng cho hoạt động trong tháng tiếp theo
- Lãnh đạo khoa lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, đoàn thể trong khoa thông qua họp bộ môn, họp khoa. Đưa ra các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, theo nội quy, quy chế , điều lệ của nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với công đoàn, đoàn thanh niên công khai các kế hoạch hoạt động, thay đổi quy chế xếp loại hàng tháng
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cán bộ giảng viên trong khoa và giải quyết kịp thời những kiến nghị.
- Hàng năm lãnh đạo khoa và BCH công đoàn xây dựng và  đổi mới quy chế xếp loại thi đua cho phù hợp

Cán bộ, giảng viên khoa Điện Tử - Tin Học đã nghiêm túc thực hiện:- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của luật giáo dục.
- Tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng Kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường, của khoa. Tham gia các phong trào thi đua của khoa và nhà trường
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của cán bộ giảng viên, tôn trọng đồng nghiệp và sinh viên có trách nhiệm bảo vệ uy tín của nhà trường.
- Nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Thăm hỏi kịp thời khi CBCNV hoặc người thân bị ốm đau
Hạn chế, nguyên nhân
  • Mặc dù quy chế dân chủ được xây dựng và triển khai nhưng giáo viên chưa nắm bắt kịp thời
  • Tinh thần phát huy quyền làm chủ của CBGV còn hạn chế, nhất là công tác phê bình và tự phê bình chưa cao
  • Vấn đề thực hiện dân chủ giữa giáo viên và học sinh, giữa BGH với giáo viên đôi khi chưa thực hiện nghiêm túc
  • Một số giáo còn có tư tưởng cách áp đặt đối với sinh viên, phê bình học sinh một cách thái quá, chưa biết phát huy sức mạnh tập thể lớp
Kiến nghị
  • Xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ, đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm góp phần đưa quy chế dân  chủ của đơn vị đi vào thực tế cuộc sống
  • Lãnh đạo nhà trường luôn lắng nghe ý kiến góp ý của quần chúng và tập thể, luôn tôn trọng ý kiến tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý kiến đa số để quyết định những vấn đề quan trọng của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những tồn tại, khuyết điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo đạt hiệu quả công việc cao hơn
- Rà soát lại các quy định, quy chế đã ban hành đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả mang lại lợi ích cao.

Tác giả bài viết: Phạm Thu Hiếu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây