TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ năm - 03/03/2016 10:08
  •  

Sinh viên với mạng xã hội

Giới trẻ hiện nay rất hiếm bạn không biết về mạng xã hội. Đối với học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước thì gần như 100% không xa lạ mạng xã hội – nó như chất gây nghiện nhưng đồng thời cũng là chân trời mới cho những bạn trẻ biết tận dụng và kiểm soát nó.
Sinh viên với mạng xã hội

Sinh viên với mạng xã hội

Người sử dụng công nghệ là người quyết định? Nếu các bạn sinh viên đã chuẩn bị tốt hành trang, sẵn sàng tìm hiểu kho tàng kiến thức vô tận mà thế giới mạng mang lại thì chắc chắn bạn trở thành những người trẻ thành công. Bạn biết khai thác, bạn tìm hiểu các kiến thức từ mạng xã hội. Bạn được giao lưu, giải trí ở thế giới mà bạn có thể chỉ mất vài cái kích chuột có thể tìm được những thứ mình cần hiệu quả và rất rẻ. Bạn được chia sẻ, giao lưu với người thân ở rất xa, được gặp gỡ những người bạn ở cách xa nửa vòng trái đất, cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
          Nhưng nếu sinh viên không có sự chuẩn bị tốt hành trang để đối phó với những mặt chưa tốt mà thế giới mạng mang lại thì sao? Bạn lao vào tìm hiểu học tập mọi thứ như những con thiêu thân, rất có thể bạnsẽ vấp phải những hệ lụy khôn lường, không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi về tâm sinh lý thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.
Mạng xã hội tựa như con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ nói chung của các bạn sinh viên nói riêng. Một số bạn trẻ khi gặp khó khăn trong cuộc sống thường lên mạng để tìm lối thoát, chia sẻ những vui buồn trên các dòng facebook và chờ những comment của những kẻ xa lạ, sáo rỗng, hời hợt thiếu chia sẻ và tình cảm. Bạn đánh mất thói quen tìm đến người thân để giải thoát cảm xúc. Khi đối diện với khó khăn ngoài đời thật rất nhiều người trẻ không biết cách tự giải quyết, trở nên bi quan, thậm trí những khó khăn vấp ngã rất nhỏ bạn cũng bi quan, mất phương hướng như thế giới đã sụp đổ trước mặt bạn rồi. Một số bạn trẻ ngày nay coi thế giới mạng như thành lũy an toàn, chỉ của riêng họ, ngồi một mình với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh bạn sẽ không phải đối diện với những sự việc trong thực tế, bạn tìm thấy sự “thành công” và thỏa mãn, được vỗ về an ủi xoa dịu những nỗi đau từ cả những con người không quen biết.
Khi đưa thông tin lên trang mạng xã hội cá nhân và nhận được nhiều sự ủng hộ của bạn bè thì càng kích thích sự tự mãn, mà không hiểu rằng trong sự tung hô ấy có rất nhiều phần là những lời lẽ sáo rỗng, vô trách nhiệm chỉ bởi người nói ra không phải đối mặt cảm xúc với bất cứ ai. Việc lạm dụng mạng xã hội đã vô tình xâm lấn thời gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống, thời gian học tập, nghỉ ngơi, khiến các mối quan hệ xã hội thực cũng suy giảm. Hiện nay với đời sống xã hội cao, các sản phẩm công nghệ thông minh có giá rất rẻ, khiến ai cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh hoặc một chiếc ipad, một máy tính xách tay hợp với túi tiền. Cảnh tượng 5 phút ra chơi ngắn ngủi hiện nay của sinh viên thay vì các bạn trò truyện với nhau, đi ra ngoài cho thoải mái để tạo tâm thế tốt học tiết học sau thì đa phần các bạn vào mạng, hoặc chơi game hoặc tạo dáng để tạo những khoảnh khắc đẹp nhất có thể và tung lên mạng rồi chờ những dòng comment….
          Chúng ta biết rằng bản thân mạng xã hội không hề xấu mà quan trọng là cách thức sử dụng của mỗi người cho mục đích riêng. Không phải ai vào thế giới ảo cũng tốt, cũng sống thật, và ngược lại. Nhưng những bạn sinh viên của trường Đại học Sao Đỏ hãy biết tân dụng mạng xã hội để phục vụ việc học, nghiên cứu, giao lưu, cập nhật tin tức, kiến thức mới, thư giãn, giải trí để có những giờ học bổ ích. Tuy nhiên cần phải kiểm soát thời gian trên mạng hợp lý và cũng có thái độ tích cực để loại bỏ những trang mạng chưa tốt, bảo vệ bản thân mình và những người thân xung quanh.

Tác giả bài viết: Giảng viên: Tạ Thị Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây