TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ tư - 02/11/2016 23:50
  •  

Người thầy trong thời kỳ hội nhập

Có thể nói rằng, xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ khác nhau, vị trí, vai trò của người giáo viên trong từng chế độ đó cũng được quan niệm khác nhau, nhưng ý nghĩa xã hội to lớn của nghề dạy học mà chủ thể chính quyết định là người thầy thì không ai có thể phủ nhận được.
Ngày 5/10 hàng năm được chọn là ngày Nhà giáo thế giới, một dịp để chúc mừng tất cả những người đã và đang “định hình” các thế hệ tương lai. Với Việt Nam, một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa dân tộc, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày này cũng được tổ chức ở một số vùng giải phóng ở Miền Nam do đất nước đang trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và tay sai ở miền Nam. 24 năm sau, ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, 20/11 hàng năm được lấy là ngày truyền thống của ngành giáo dục để xã hội có dịp ghi nhận, tôn vinh thế hệ những người thầy đã đóng góp trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Có câu tục ngữ rằng:
“Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên”
b1
b5
   
h1

Giảng viên khoa ĐTTH đạt giải giáo viên dạy giỏi toàn quốc
để khẳng định vai trò của người thầy trong xã hội. Nhà giáo dục Christa McAuliffe  từng nói: “Tôi chạm vào tương lai. Tôi dạy học” để nói về đặc điểm loại hình lao động của người thầy có nhiều nét đặc thù, nó góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của con người, có quan hệ chặt chẽ đến việc xây dựng lực lượng lao động ở hiện tại và trong cả tương lai. Đối tượng lao động của người thầy không phải là đồ vật nào khác mà là con người. Đối tượng đó vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục và đào tạo do đó lao động sư phạm là một loại hình lao động đặc biệt và phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tâm huyết của người thầy nên có thể ví người thầy là nhà kiến trúc mẫu người tương lai của đất nước. Nét đặc thù trong loại hình lao động của người thầy càng được thể hiện rõ khi chúng ta đang dần bước vào nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này xuất hiện đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, khác hẳn nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức người và tài nguyên.
Trong thời đại ngày nay, tri thức không còn nằm độc quyền trong tay người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở nhiều nguồn khác nhau, người thầy lúc này chỉ là người cầu nối, là một trong những kênh để cung cấp tri thức cho người học. Hơn nữa, hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với việc xác định lấy người học làm trung tâm, đào tạo gắn với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội bởi không chỉ có tri thức, con người trong thời kỳ hội nhập cần trau dồi nhiều kỹ năng khác mà sự thích ứng linh hoạt trong giải quyết vấn đề là cực kỳ quan trọng. Điều này không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy mà ngược lại gián tiếp khẳng định vai trò ấy cao hơn, chức năng của người giáo viên theo đó mà thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ, chỉ có như thế mới tạo ra lực lượng lao động là thầy thì thực sự là thầy, là thợ thì đúng nghĩa là thợ.
Ginôviép từng nói: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức người thầy giáo đã phải uống cạn một biển cả ánh sáng”. Câu nói đầy tính hình tượng đó phần nào cho thấy muốn đáp ứng được vai trò là người dẫn dắt, gợi mở để người học tự tìm tòi và tiếp cận tri thức, người thầy phải có năng lực chuyên môn vững vàng, bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. Nhưng hiểu chưa đủ mà còn phải biết nữa, khác với quan điểm của nhà triết học Aristotle “Những người biết sẽ làm, những người hiểu sẽ giảng dạy”. Với sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của các ngành khoa học hiện nay, tri thức của nhân loại luôn được làm mới từng giây, từng phút, người thầy không ngừng đào sâu, tìm hiểu và cập nhật tri thức mới bên cạnh trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Người thầy không chỉ có kiến thức về mọi lĩnh vực, đặc biệt về lĩnh vực mình đảm trách mà còn phải có phương pháp tổ chức quá trình học của người học. Người thầy phải trở thành người đạo diễn, kích thích hoạt động cho người học, là trọng tài khoa học kết luận vấn đề do người học trình bày. Người thầy phải hướng dẫn cho họ cách tự học, tự tìm kiếm kiến thức bằng suy nghĩ, hành động. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người thầy, người học sẽ tự tìm cách chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự giác rèn luyện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua phương pháp này, người học không chỉ tiếp thu tri thức mới mà còn trau dồi được cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, phương pháp khám phá chân lý… và đó chính là cơ sở để trau dồi, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cuộc sống của họ sau này. Muốn làm được việc ấy, người thầy cần phải đẩy mạnh việc tự học và nghiên cứu khoa học ứng dụng, xem nghiên cứu khoa học là một phương thức để phát triển, tích luỹ kiến thức lý luận, kỹ năng nghề nghiệp cho chính mình.
          Trong xã hội phát triển, người thầy cũng luôn vận động để chuyển mình, đủ tự tin để hoạt động khoa học nhưng cũng giữ được lý tưởng cao đẹp, không nghĩ đến cái lợi trước mắt, những bon chen tầm thường của cuộc sống hàng ngày mà giữ ý thức trách nhiệm đối với xã hội và người học. Bởi không ai khác, người thầy là đối tượng trực tiếp tác động đến người học nên mới có câu “Lương sư hưng quốc” - thầy giỏi có thể làm cho quốc gia hưng thịnh. Trong công việc của mình, người thầy cũng tham gia vào xây dựng nội dung, chương trình đào tạo và đánh giá người học cho nên chỉ có nắm vững thực tế người học, nắm vững nhu cầu xã hội và kỹ năng nghề nghiệp mới có thể làm tốt vai trò này. Do yếu tố khách quan nào đó, việc mời báo cáo viên là giám đốc doanh nghiệp đến để giao lưu với người học trong phạm vi môn học hay tham vấn của họ vào xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo chưa nhiều thì bản thân người thầy vận động tự tìm hiểu thực tiễn sao cho đào tạo lý thuyết với việc vận dụng vào mô hình thực tế đạt hiệu quả nhất.
Xã hội thời kỳ hội nhập có cái nhìn phóng khoáng hơn của nó, nghề nào cũng quý nhưng cũng cần có những cái nhìn tỉnh táo, công bằng hơn về người thầy, về giáo dục, thay vì cứ bám mãi vào những định kiến mặc định. Có như vậy, mỗi một người thầy, mỗi một cơ sở giáo dục và lớn hơn là cả hệ thống giáo dục biết nhìn lại mình để thay đổi mình trong cái mối quan hệ đa phương chiều. Nhưng với bao trọng trách lớn lao mà mỗi người thầy phải xác định để làm tròn sứ mệnh “quốc sách hàng đầu” thì sự cống hiến của các thế hệ thầy giáo trong mọi thời kỳ thực tế là không thể phủ nhận.
Với Khoa Điện tử - Tin học, Trường Đại học Sao Đỏ thi đua dạy tốt và học tốt đã là truyền thống. Các thầy cô trong khoa luôn cố gắng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức thực tế; nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện tại, 100% có trình độ thạc sỹ, 3 giảng viên tham gia nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Hàng năm, Khoa đều cử giảng viên học lớp bồi dưỡng cập nhập kiến thức mới mà xã hội đang thịnh hành về truyền đạt lại cho đồng nghiệp, sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước để không bị tụt hậu về kiến thức, để hội nhập với xã hội trong thời kỳ đổi mới./

Tác giả bài viết: GV. Phạm Thị Hường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây